- Thiết bị y tế xuất, nhập khẩu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá chất lượng, đào tạo hướng dẫn sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế.
- Thiết bị y tế xuất, nhập khẩu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thử nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đánh giá chất lượng, đào tạo hướng dẫn sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trước những vướng mắt trong việc áp dụng thuế giá trị gia tăng trong nhập khẩu trang thiết bị y tế thì vừa qua ngày 15 tháng 9 năm 2022 Tổng cục Hải quan vừa ban hành Công văn 3830/TCHQ-TXNK năm 2022 giải đáp về việc áp dụng thuế GTGT đối với nhập khẩu trang thiết bị y tế như sau:
Thứ nhất, trang thiết bị y tế được quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
Thứ hai, khoản 5 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam quy định:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế GTGT thì Trường hợp hàng hóa là thiết bị y tế được quy định cụ thể áp dụng thuế suất khác (thuế suất 5% theo quy định của Thông tư 26/2015/TT-BTC) thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật đó, tuy nhiên các thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC thì áp dụng thuế suất theo Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư.
Ví dụ, Trong Biểu thuế giá trị gia tăng có ghi mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của xe cứu thương lưu động là 10% theo Biểu thuế giá trị gia tăng nhưng nếu xe cứu thương phục vụ quốc phòng, an ninh sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 18 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
Nhập khẩu thiết bị y tế thì áp dụng thuế giá trị gia tăng như thế nào? Nhập khẩu thiết bị y tế phải chịu những loại thuế nào? (Hình từ Internet)
Khi nhập khẩu thiết bị y tế cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế VAT dao động từ 5% – 10%. Trong đó, những loại thiết bị đáp ứng đủ điều kiện do Nhà nước quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 của Thông tư 219/2013/TT-BTC được hưởng chế độ nộp thuế VAT 5%. Còn lại các mặt hàng thiết bị y tế thông thường áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tại các quốc gia thuộc khối hiệp định thương mại tự do cùng Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Cụ thể mức thuế ưu đãi dành cho trang thiết bị y tế dao động từ 0% – 25%.
(i) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của thiết bị y tế mà mình xuất khẩu, nhập khẩu.
(ii) Thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt.
(iii) Thiết bị y tế thuộc trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu (Xem chi tiết tại Thiết bị y tế phải có giấy phép nhập khẩu) thì khi nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam phải có giấy phép nhập khẩu.
(iv) Thiết bị y tế không thuộc trường hợp (ii) và (iii) tại Mục 1 này khi đưa vào Việt Nam theo các hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
(v) Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do áp dụng đối với thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
(vi) Việc nhập khẩu thiết bị y tế đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất để xuất khẩu.
Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu thiết bị y tế đã có số lưu hành phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu thiết bị y tế phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho cơ quan cấp số lưu hành và cơ quan hải quan.
- Có kho và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu sau đây hoặc có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển thiết bị y tế:
+ Kho bảo quản: Có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng thiết bị y tế được bảo quản; bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm; đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.
+ Phương tiện vận chuyển thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại thiết bị y tế mà cơ sở mua bán.
- Có kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Người phụ trách chuyên môn phải có trình độ đại học chuyên ngành thiết bị y tế, y, dược, hóa dược hoặc sinh học.
+ Có kho bảo quản đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2001/NĐ-CP.
+ Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất.
Lưu ý: Trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, tổ chức nhập khẩu thiết bị y tế không phải chứng minh việc đáp ứng các điều kiện trên.
Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.
Bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0886 28 8889. Hoặc vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới:
Để nhập khẩu thiết bị y tế vào Việt Nam, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế, bạn cần phải biết doanh nghiệp của mình hoạt động thuộc quản lý của ai để gửi đúng địa chỉ xin giấy phép. Với thiết bị y tế, thuộc quản ký của Vụ Trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y tế.
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế như sau:
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy).
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính.
Tuy nhiên, đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì hồ sơ hải quan để nhập khẩu thiết bị y tế sẽ dựa trên sự phân loại nhóm trang thiết bị y tế.
Trang thiết bị y tế được phân loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế quy định tại Điều 4 Nghị định 98/2021/NĐ-CP như sau:
- Trang thiết bị y tế thuộc loại A có mức độ rủi ro thấp sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu hoặc giấy tờ chứng minh kết quả phân loại trang thiết bị y tế thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế; Giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành (nếu đơn vị nhập khẩu không phải là chủ sở hữu số lưu hành).
- Trang thiết bị y tế thuộc loại B có mức độ rủi ro trung bình thấp sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/TT-BYT; Bản phân loại trang thiết bị y tế
- Trang thiết bị y tế thuộc loại C có mức độ rủi ro trung bình cao sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/TT-BYT; Bản phân loại trang thiết bị y tế.
- Trang thiết bị y tế thuộc loại D mức độ rủi ro cao sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/TT-BYT; Bản phân loại trang thiết bị y tế.
Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP); hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet