Nam mô Đại bi Hội Thượng Phật Bồ tát
Nam mô Đại bi Hội Thượng Phật Bồ tát
(Nhấn vào nút tam giác phía dưới để nghe Thầy trì tụng và tụng theo.)
Nam mô Đại bi Hội Thượng Phật Bồ tát
Nam mô Đại bi Hội Thượng Phật Bồ tát
Nam mô Đại bi Hội Thượng Phật Bồ tát
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại bi tâm đà la ni.
Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta bà ha.
Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta bà ha.
Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta bà ha.
Hãy chia sẻ nội dung này để mang giáo pháp đức Phật đến với mọi người.
Thêm bài hát vào playlist thành công
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
16. Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
18. Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát (3 lần)
Tụng Chú Đại Bi hàng ngày mang tới rất nhiều lợi ích tốt lành cho người tụng. Sau đây là những lợi ích khi tụng Chú Đại Bi, mời các bạn cùng tham khảo:
Người niệm trì Chú Đại Bi sẽ không bao giờ gặp phải 15 hình thức chết này:
Sẽ không chết đói hoặc thiếu thốn.
Sẽ không chết dưới kẻ thù thù nghịch.
Sẽ không chết vì bị áp bức, bỏ tù, bị đánh đập.
Sẽ không bị giết trong trận chiến quân sự.
Sẽ không bị giết bởi hổ, sói, hoặc những con thú dữ.
Sẽ không chết vì nọc độc rắn độc hoặc bọ cạp.
Sẽ không bị đầu độc cho đến chết.
Sẽ không bị chết đuối hoặc bị thiêu chết.
Sẽ không bị giết bởi ma quỷ hay ác quỷ.
Sẽ không bị giết bởi những vụ lở đất hoặc những cây cối ngã.
Sẽ không chết vì những cơn ác mộng do những người xấu gây ra.
Sẽ không chết vì những bệnh hiểm nghèo.
Những ai niệm Kinh Chú Đại Bi sẽ nhận được 15 điều tốt đẹp này:
Khi niệm thần chú này hàng ngày, người niệm sẽ được hưởng 15 điều tốt đẹp dưới đây:
Họ sẽ luôn có sự giàu có và hạnh phúc.
Họ sẽ luôn nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ của người khác.
Họ sẽ luôn được sinh ra vào thời điểm tốt.
Họ sẽ luôn gặp những người bạn tốt.
Gia đình của họ sẽ tử tế và hài hòa.
Sự giàu có của họ sẽ không bị cướp bóc.
Họ sẽ có được mọi thứ họ tìm kiếm.
Họ được những con rồng, thần linh và tinh thần tốt bảo vệ.
Nơi sinh của họ sẽ luôn luôn có một vị vua tốt.
Họ sẽ luôn được sinh ra ở một đất nước tốt.
Họ có trái tim tinh khiết và đầy đủ.
Họ sẽ không vi phạm những điều cấm đoán.
Họ sẽ thấy Đức Phật và nghe Pháp ở nơi họ sinh ra.
Họ sẽ thức tỉnh với ý nghĩa sâu sắc của Phật Pháp thích hợp mà họ nghe thấy.
1. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da – con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào chư Phật, quy y Tam Bảo khắp mười phương.
2. Nam mô a rị da – con xin nương tựa, kính cẩn dâng tâm, thân, mạng vào các bậc thánh giả, rời xa những ác pháp chưa thiện.
3. Bà lô yết đế thước bát ra da – Bồ Tát Quan Thế Âm ánh sáng soi rọi, tỏa chiếu muôn nơi, thấu suốt nỗi đau khổ của chúng sinh để kịp thời cứu nhân độ thế.
4. Bồ đề tát đỏa bà da – Bồ Tát mang binh tướng cõi trời tới cứu giúp chúng sinh thoát khỏi kiếp khổ nạn, giác ngộ giải thoát chúng sinh khỏi u minh.
5. Ma ha tát đỏa bà ha – con xin hành lễ trước các vị Bồ Tát đã mạnh mẽ tự giác ngộ, tự giải thoát chính mình và giúp đỡ chúng sinh đi theo con đường giải thoát.
6. Ma ha ca lô ni ca da – con xin cúi đầu hành lễ, hướng tâm đọc Chú Đại Bi với lòng thành kính.7. Án – thần chú tổng hợp mười pháp môn vi diệu, quy phục tất cả ma quỷ thần khiến Chú Đại Bi phát huy được sức mạnh giáo hóa với muôn loài.
8. Tát bàn ra phạt duệ – Tự Tại Thế Tôn, câu chú tụng lên sẽ có Tứ Đại Thiên Vương tới hộ pháp, bảo vệ.
9. Số đát na đát tả – thỉnh cầu sự ngượng nguyện của Tam Bảo, tập hợp chúng quỷ thần tới để răn dạy bằng chánh pháp.
10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị da – con xin cúng kính hành lễ sự vô ngã của các vị thánh giả.
11. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát thị hiện phát tâm từ bi.
12. Nam mô na ra cẩn trì – con xin cúi đầu kính cẩn hành lễ với sự bảo hộ thiện ái của chúng Bồ Tát.
13. Hê rị ma ha bàn đa sa mế – ánh sáng soi rọi khắp nơi của tâm từ bi vừa mạnh mẽ vừa lâu dài, đủ sức cảm hóa chúng sinh.
14. Tát bà a tha đậu du bằng – tâm bình đẳng, vô lo vô nghĩ, xuất phát điểm của chúng sinh như nhau, đối với nhau bằng sự hòa ái.
15. A thệ dựng – không có pháp nào có thể so sánh với pháp này, ca ngợi tinh thần soi sáng của Chú Đại Bi.
16. Tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già – Đại thân tâm Bồ Tát, Đại Sĩ, Thế Tôn.
17. Ma phạt đạt đậu – con xin cung thỉnh mười phương chư Phật, mười phương Bồ Tát mở lòng từ bi cứu rỗi chúng sinh, xin các Ngài là thần ở cõi trời và là bạn ở trần gian để hộ trì thiện pháp đạt được thành tựu.
18. Đát điệt tha – án – thủ ấn, khai mở con mắt trí tuệ để khiến quỷ thần đều phải kính sợ, xa rời ác nghiệp.
19. A bà lô hê – dùng trí tuệ để quan sát và cảm nhận tiếng kêu than của chúng sinh mười phương.
20. Lô ca đế – Thế tôn, hợp với câu trên thành A bà lô hê Lô ca đế – Thế Tôn Quan Thế Âm Bồ Tát.
21. Ca ra đế – người có tấm lòng từ bi cứu giúp chúng sinh khỏi đau khổ bi ai.
22. Di hê rị – con nguyện tuân theo những lời giáo hóa của Quan Thế Âm Bồ Tát để tu hành.
23. Ma ha bồ đề tát đỏa – công đức viên mãn, giác ngộ của Bồ Tát vun trồng thành hạnh lành.
24. Tát bà tát bà – hành trì ấn pháp mang tới an lạc thái hòa cho tất cả chúng sinh.
25. Ma ra ma ra – thuận duyên tu hành, mọi việc đều như ý.
26. Ma hê ma hê rị đà dựng – lời không cần nói ra ý cũng đạt tới cảnh giới vi diệu.
27. Cu lô cu lô yết mông – sự mầu nhiệm của Chú Đại Bi không có điểm dừng, không có giới hạn, công đức vô lượng.
28. Độ lô độ lô, phạt già ra đế – tu tập hành trì có thể vượt qua sinh tử, giải thoát bản thân khỏi luân hồi, tìm tới nơi an lạc và sáng suốt.
29. Ma ha phạt già da đế – pháp và đạo là hai chân lý vượt lên trên mọi thứ, là tối thắng ở đời.
30. Đà la đà la – tâm lượng chúng sinh, Quán Thế Âm Bồ Tát cứu nạn chúng sinh bằng nước Cam Lồ.
31. Địa lỵ ni – tịnh diệt, diệt hết mọi ác niệm, trở về tâm thuần khiết.
32. Thất phật ra da – hướng ánh sáng vào bên trong con người để soi sáng tâm tưởng, biết rõ lòng mình.
33. Giá ra giá ra – mệnh lệnh thúc giục khắp cõi cùng tuân theo pháp lệnh.
34. Ma ma phạt ma la – nhấn mạnh hành động sẽ có kết quả, con người theo đúng đạo tu hành sẽ đạt được công đức.
35. Mục đế lệ – giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ, chướng ngại và bi ai.
36. Y hê y hê – thuận giao, tự nguyện tuân theo giáo hóa mà không chút khiên cưỡng, mở rộng tâm hồn để hưởng thụ giáo lý.
37. Thất na thất na – đại trí tuệ như ánh dương sáng chói, rực rỡ đưa con người thoát khỏi vô minh tăm tối.
38. A ra sam Phật ra xá lợi – cỗ xe đại pháp của Phật luân chuyển, đưa giáo lý tới khắp chúng sinh, viên mãn đời đời, công đức vô lượng còn lưu lại.
39. Phạt sa phạt sâm – hoan hỉ giảng, hoan hỉ nói, hoan hỉ nghe, lúc nào cũng giữ tâm hoan hỉ.
40. Phật ra xá da – tâm giác ngộ giáp lý trở nên cao quý, sáng suốt hơn.
41. Hô lô hô lô ma ra – tùy tâm nguyện mà hành trì, tu pháp nào sẽ hưởng thụ công đức của pháp đó, như ý đạt nguyện vọng.
42. Hô lô hô lô hê rị – lòng không khởi niệm, mọi vọng tưởng đều mất đi, rũ bỏ 4 thứ làm tâm u tối, sống đời an lạc, trở thành người có lực tự tại rất mạnh.
43. Ta ra ta ra – thần lực mạnh mẽ kiên cố, có thể phá hủy và hàng phục ma đạo.
44. Tất lỵ tất lỵ – dũng mãnh vượt chướng ngại, vượt lên mọi khó khăn và cát tường trên đường tiến tới nghiệp lành.
45. Tô rô tô rô – nước cam lồ thần kì có thể mang tới nhiều điều tốt lành, cứu rỗi chúng sinh.
46. Bồ đề dạ – Bồ đề dạ – Giác tâm, mở tâm Bồ Đề để ngộ đạo, kiên cường vững chí với tâm Bồ Đề mới tu thành chính đạo.
47. Bồ đà dạ – Bồ đà dạ – giác ngộ trí tuệ, dùng trí tuệ để tiến tới chân tu.
48. Di đế rị dạ – tâm đại từ đại bi, che chở bảo hộ cho muôn loài chúng sinh.
49. Na ra cẩn trì – Thiên Hộ đứng đầu các bậc Thánh Hiền, luôn che chở và bảo hộ cho chúng sinh.
50. Địa lỵ sắt ni na – bảo kiếm hàng ma phục yêu, dùng để trừng phạt những loài ma quỷ không quy phục chính pháp.
51. Ba da ma na – thành tựu xứng đáng với danh tiếng và đức hạnh tu hành.
52. Ta bà ha – niệm câu chú này sẽ được hưởng đầy đủ: thành tựu, cát tường, viên mãn, trừ tai và vô trú.
53. Tất đà da – mọi sở cầu sở nguyện đều được thành toàn, mọi hành động làm ra đều viên mãn, mang tới thành tựu, được khen ngợi và tán dương.
54. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
55. Ma ha tất đà da – hành giả đạt được thành tựu to lớn và viên mãn.
56. Ta bà ha – hợp với các câu trên thành Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà ha là Pháp bảo của nhà Phật.
57. Tất đà du nghệ – mọi thành tựu lợi ích đều chỉ là hư vô.
58. Thất bà ra dạ – nơi mà bản thân được tự tại và công đức vô lượng.
59. Ta bà ha – hành giải có thể lấy châu báu ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi cho chúng sinh.
60. Na ra cẩn trì – dùng sự đại từ bi bảo hộ, che chở cho chúng sinh.
61. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
62. Ma ra na ra – tiễu trừ mọi bệnh tật và chướng nạn.
63. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
64. Tất ra tăng a mục khư da – dùng hết sức mình bảo hộ chúng sinh, không từ bỏ bất cứ việc gì.
65. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ – dùng vô số phương thuốc để chữa bệnh cho chúng sinh.
67. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
68. Giả kiết ra a tất đà dạ – hàng phục ma oán, phát ra âm thanh chấn động để bất cứ loại ma nào đều phải quy phục.
69. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
70. Ba đà ma yết tất đà dạ – thành tựu vô lượng, công đức siêu việt.
71. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ – Quan Thế Âm Bồ Tát dùng pháp ấn giúp chúng sinh không còn sợ hãi mọi lúc mọi nơi.
73. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
74. Ma bà lợi thắng yết ra da – đức hạnh của bậc đại anh hùng Quan Thế Âm Bồ Tát
75. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên
76. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da – con xin kính cẩn quy y Tam bảo, dâng hết tâm thân lẫn tính mạng để quy y cửa Phật.
77. Nam mô a lị da – con xin quy y với tất cả các bậc thánh giả, thánh hiền.
78. Bà lô kiết đế – quán tức là giác ngộ.
79. Thước bàn ra da – kết hợp với câu trên là danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát.
80. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên.
81. Án tất điện đô – hành giả được hưởng an lạc và yên tĩnh, công đức viên mãn.
82. Mạn đà ra – pháp hội của hành giải nhất định đạt được thành tựu.
83. Bạt đà da – toại tâm viên mãn, tùy theo tâm nguyện mà đạt được như ý.
84. Ta bà ha – thành tựu vô lượng, công đức vô biên.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
(Ngày Nay) - Chú Đại Bi còn được gọi là Đại Bi Tâm Đà La Ni là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Chú Đại Bi gồm có 84 câu. Mỗi biến là một lần đọc nguyên bài chú.
Chú Đại Bi hay Đại Bi Tâm Đà La Ni là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Bài chú này còn có những tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni,…
Chú Đại Bi thường được gọi là thần chú, linh chú đại bi. Bởi vì bất cứ ai tin và hành trì thần chú này một cách thành tâm thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú này được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm và được chư Phật ấn chứng. Chú Đại Bi chính là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh. Bài Chú Đại Bi gồm có 84 câu. Mỗi biến là một lần đọc nguyên bài chú.
Theo kinh Phật ghi chép lại thì bài chú Chú Đại Bi được Bồ Tát Quán Thế Âm đọc trong một pháp hội với sự hội tụ đông đủ của các chư Phật, Bồ Tát, Thành, Vương. Chú Đại Bi Tâm Đà Ta Ni được thuyết ra với mục đích cầu cho chúng sanh được an vui, diệt trừ bệnh tật, diệt tất cả nghiệp ác, xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan sự sợ hãi, được giàu có, sống lâu hơn và được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu.
Trong tư tưởng Phật giáo, Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng quan trọng nhất của Phật pháp Đại thừa. Người là đại diện cho lòng trắc ẩn của tất cả chư Phật. Do đó, mọi Phật tử đều tin rằng ngài là hiện thân của sự cứu rỗi cho tất thảy chúng sanh, ngay cả với những người đã từng phạm phải tội lỗi khó tha thứ.
Chú Đại Bi tiếng Việt là bản dịch Kinh Chú Đại Bi từ âm tiếng Phạn ra âm Hán ra âm Việt được sử dụng chính thức trong các các Kinh điển và nghi thức tụng niệm phổ thông tại Việt Nam và hải ngoại.
Chú Đại Bi được nhiều Phật tử trì tụng hàng ngày để cầu mong thoát khỏi khổ nạn, tiêu trừ tai ách và hướng tới một cuộc sống an nhiên, tự tại. Đây chính là bản dịch Chú Đại Bi tiếng Việt được sử dụng trong các nghi thức tụng niệm phổ biến tại Việt Nam.
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại bi tâm đà la ni
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. o
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng)
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da
10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Rị Da
11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà
16. Tát Bà Tát Đa (Na Ma Bà Tát Đa) Na Ma Bà Già
17. Ma Phạt Đạt Đậu18. Đát Điệt Tha
76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da
84. Ta Bà Ha ( Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng).
Sự khác nhau giữa Chú Đại Bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến
Chú Đại Bi 3 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 3 lần.
Thường thì Chú Đại Bi 3 biến được các Phật tử tụng tại gia khi không có quá nhiều thời gian, điều kiện không cho phép. Vốn dĩ đọc bao nhiêu lần là tùy hỷ của mỗi người. Không quan trọng bạn đọc nhiều hay đọc ít, nhưng khi đọc phải có lòng thành, tin tưởng và phát tâm đại bi thì bạn mới có thể nhận được nhiều phước đức và công đức.
Trẻ con niệm Chú Đại Bi rất tốt, phụ huynh nên dạy cho các cháu đến bàn Phật để cùng trì niệm, nhưng tốt nhất chỉ niệm Chú Đại Bi từ 1 – 3 biến. Ngoài giờ trì niệm Chú Đại Bi, đến giờ học thì để cho các cháu học tập và làm việc theo thời dụng biểu của gia đình. Mỗi lần làm một việc, không nên cho các cháu làm hai việc cùng một lúc sẽ khiến cháu dễ bị phân tâm, rối mù lên và không còn thông minh nữa!
Lưu ý là không nên trì trú khi đang đi xe, làm việc nhà, vào cơ quan, vào nơi công cộng, vào toilet… vì như vậy là tạp niệm. Tốt hơn hết là lúc đó bạn chỉ cần “biết đến việc làm của mình” là “chánh niệm”.
Chú Đại Bi 5 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 5 lần. Quý Phật tử có thể hiểu theo cách đơn giản là bài Kinh Chú Đại Bi dịch ra tiếng Việt cơ bản có 84 dòng. Tùy tâm cũng như nhiều yếu tố liên quan khác về thời gian, không gian, sức khỏe… mà hành giả có thể trì tụng lặp đi lặp lại bài kinh gốc bao nhiêu lần tùy ý. Mỗi lần là một biến. Hành giả có thể tụng 3 lần, 5 lần, 7 lần, 21 lần, 49 lần hay 108 lần… Đến đây thì chắc hẳn quý Phật tử cũng đã hiểu được sự khác nhau Chú Đại Bi 3 – 5 – 7 – 21 – 49 biến là gì rồi phải không nào?
Theo kinh ghi thì nên trì tụng Chú Đại Bi ít nhất mỗi ngày đêm là 5 lần (tức 5 biến chú), do đó hành giả tu tập nên tụng Chú Đại Bi 5 biến mỗi ngày. Nếu có thể thì tụng nhiều hơn như 21 biến, 49 biến hoặc 108 biến. Đặc biệt theo Quyển thượng kinh Thiên Nhã Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú thì khi trì tụng Chú Đại Bi 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh. Chú Đại Bi còn được gọi là “Đại bi tâm Đà ra ni”, tức là Bồ tát Quán Thế Âm tổng trì các pháp và vượt qua mọi trở lực để đạt đến cứu cánh chúng sanh. Người trì tụng Chú Đại bi là nhằm giúp gỡ bỏ dần nghiệp lực tham sân si của chúng sanh, tiến đến sự an lạc, mục tiêu mình muốn đến.
Bài kinh Chú Đại Bi gồm 84 câu, 415 chữ. Bạn đọc hết 1 bài thì tính là 1 biến.
7 biến thì có nghĩa là bạn cần đọc đi đọc lại bài kinh 7 lần. Chú Đại Bi 7 biến là tương đối phù hợp với các Phật tử trì tụng tại nhà hàng ngày, không quá dài và cũng không quá ngắn. Những lưu ý khi trì tụng Chú Đại Bi 7 biến Khi trì tụng Chú Đại Bi 7 biến, quý Phật tử phải cố gắng giữ trạng thái an lạc, điềm nhiên càng lâu càng tốt. Về vấn đề này cần tập luyện theo thời gian, ban đầu quý Phật tử có thể giữ được 5-10 phút, về sau lâu dần có thể giữ được 1-2 giờ hoặc lâu hơn thế. Cho đến khi quý Phật tử có thể sống trong tâm an lạc đó hàng ngày thì nơi đâu cũng là tịnh độ.
Bài kinh Chú Đại Bi gồm 84 câu, 415 chữ. Bạn đọc hết 1 bài thì tính là 1 biến. Khi bạn trì tụng Chú Đại Bi 21 biến thì có nghĩa là bạn cần đọc đi đọc lại bài kinh 21 lần. Trước khi trì tụng Chú Đại Bi 21 biến thì người Phật tử phải chuẩn bị tâm thái với ba nghiệp tâm, khẩu và ý thanh tịnh tuyệt đối, ngồi thẳng lưng, ngồi ngay ngắn như khi ngồi trước Đức Phật để thân nghiệp thanh tịnh. Miệng không được nói lời sai trái, nghiêm trang, không cười đùa để khẩu nghiệp thanh tịnh. Ý chí không được tán loạn, chỉ nên tập trung vào hành động trì tụng để thanh tịnh ý nghiệp.
Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm, gọi tắt là Chú Đại Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.
Trong tất cả Kinh điển và Mật Chú của Phật giáo đều chia làm hai phần: Phần hiển (Phần Kinh) và Phần mật (phần câu Chú).
Phần hiển: Là hiển bày ra ý nghĩa và chân lý trong Kinh để hành giả tụng niệm, hoặc nghiên cứu theo đó áp dụng tu tập, thì gọi là: “Tụng Kinh minh Phật chi lý”, để hiểu biết công năng của câu kinh và câu chú gọi là phần hiển.
Ví dụ: Phần hiển: Chú Đại Bi “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi” câu Kinh này là phần hiển giải thích công năng và diệu dụng của 84 câu Chú ở sau, để giúp hành giả hiểu mà hành trì cho đúng mới có hiệu nghiệm.
Còn phần mật của Chú Đại Bi là phần “câu Chú” từ câu chú “tâm đà la ni cho đến câu 84. Ta bà ha” phần câu Chú là phần ẩn nghĩa chỉ là phạn ngữ chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phu không hiểu ý nghĩa, chỉ biết công năng và lợi ích để hành trì.
Nếu chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng năm biến chú, sẽ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp sanh tử.
Nếu chúng sanh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối 10 phương đạo sư sám hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi tâm đà ra ni, 10 phương đạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.
Chúng sanh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch, báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh, bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sanh lòng nghi. Nếu có sanh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng?
Hàng trời, người nào thường thọ trì tâm chú này như tắm gội trong sông, hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó được nước tắm gội của người này dính vào thân thì bao nhiêu nghiệp nặng tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu sinh về tha phương Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa. Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng?
Và, như người tụng chú đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được ngọn gió của kẻ ấy lướt qua y phục thì tất cả nghiệp ác, chướng nặng thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào tam đồ, thường sanh ở trước chư Phật, cho nên, phải biết quả báo phước đức của người trì tụng chú thật không thể nghĩ bàn!
Lại nữa, người trì tụng đà ra ni này, khi thốt ra lời nói chi, hoặc thiện hoặc ác, tất cả thiên ma ngoại đạo, thiên, long, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy khởi lòng cung kính, tôn trọng như Phật.
Người nào trì tụng đà ra ni này nên biết người ấy chính là tạng Phật thân, vì 99 ức hằng hà sa chư Phật đều yêu quý. Nên biết người ấy chính là tạng quang minh, vì ánh sáng của tất cả Như Lai đều chiếu đến nơi mình. Nên biết người ấy chính là tạng từ bi, vì thường dùng đà ra ni cứu độ chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng diệu pháp, vì nhiếp hết tất cả các môn các môn đà ra ni. Nên biết người ấy chính là tạng thiền định vì trăm ngàn tam muội thảy đều hiện tiền. Nên biết người ấy chính là tạng hư không, vì hằng dùng không huệ quán sát chúng sanh. Nên biết người ấy chính là tạng vô úy vì thiên, long, thiện thần thường theo hộ trì. Nên biết người ấy chính là tạng diệu ngữ vì tiếng đà ra ni trong miệng tuôn ra bất tuyệt. Nên biết người ấy chính là tạng thường trụ vì tam tai, ác kiếp không thể làm hại. Nên biết người ấy chính là tạng giải thoát vì thiên ma ngoại đạo không thể bức hại. Nên biết người ấy chính là tạng dược vương vì thường dùng đà ra ni trị bịnh chúng sanh.Nên biết người ấy chính là tạng thần thông vì được tự tại dạo chơi nơi 10 phương cõi Phật. Công đức người ấy khen ngợi không thể cùng.
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
Chú Đại Bi là một bài kinh uy lực trong Phật Giáo, mang hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Đây là một bài kinh đã chứng thực được sự nhiệm mầu không thể nghĩ bàn.
Người trì tụng Chú Đại Bi thường xuyên sẽ thu được vô số công đức và thoát khỏi oan trái, khổ đau. Không chỉ giúp diệt trừ ác thú và bảo hộ hành giả tu tập, Chú Đại Bi còn giúp giải trừ tật bệnh và tăng trưởng Đại Bi tâm. Mỗi câu trong bài kinh tượng trưng cho hình ảnh của Phật, Bồ Tát, Tôn Giả và những thể hiện linh ứng trong cuộc sống hàng ngày. Chú Đại Bi được coi là một bản kinh cứu khổ, tiêu nghiệp, biến ước nguyện thành hiện thực. Bằng việc trì tụng Chú Đại Bi, chúng ta có thể trừ mọi ác nghiệp, chướng ngại và đạt được mọi căn lành, đồng thời giúp đạt được sự giàu có, sức khỏe và thành tựu mọi hạnh nguyện.
Chú Đại Bi là một thần chú được trích từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Bồ Tát Quán Thế Âm. Với 84 câu và 415 chữ, Chú Đại Bi mang trong mình sức mạnh và uy lực của Bồ Tát Quán Thế Âm, mang lại lợi ích và linh nghiệm vô cùng đặc biệt.
Chú Đại Bi được chia thành hai phần: phần hiển (kinh) và phần mật (câu chú). Phần hiển là sự giải thích ý nghĩa và chân lý trong Kinh, để hành giả có thể hiểu và áp dụng vào tu tập. Phần mật là phần câu chú, chỉ có chư Phật mới thấu hiểu được toàn bộ ý nghĩa và công năng của chúng.
Với các tên gọi khác nhau như Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Chú Đại Bi được biết đến và trì tụng rộng rãi bởi Phật tử vì những công năng, diệu dụng không thể nghĩ bàn.