Khi cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn và sử dụng hóa đơn để ghi nhận vào doanh thu của đơn vị mình. Tuy nhiên, phần lớn các kế toán đều quan niệm khi nào khách thanh toán tiền hàng thì đơn vị mới tiến hành xuất hóa đơn trả khách. Như vậy, điều này có đúng theo quy định về thời điểm xuất hóa đơn bán hàng hay không? Việc giao hàng trước xuất hóa đơn sau có vi phạm quy định về hóa đơn, thuế không? Điều này sẽ được EFY Việt Nam giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây:
Khi cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn và sử dụng hóa đơn để ghi nhận vào doanh thu của đơn vị mình. Tuy nhiên, phần lớn các kế toán đều quan niệm khi nào khách thanh toán tiền hàng thì đơn vị mới tiến hành xuất hóa đơn trả khách. Như vậy, điều này có đúng theo quy định về thời điểm xuất hóa đơn bán hàng hay không? Việc giao hàng trước xuất hóa đơn sau có vi phạm quy định về hóa đơn, thuế không? Điều này sẽ được EFY Việt Nam giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây:
Theo nội dung quy định tại Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP về thời điểm xuất hóa đơn điện tử:
- Đối với hoạt động bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/ quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (Không phân biệt hàng hóa đã thu được tiền hay chưa thu được tiền).
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ (Không phân biệt dịch vụ đã thu được tiền hay chưa thu được tiền).
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc tiến hành bàn giao theo từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng trong mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao, cung ứng dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng tại Việt Nam như sau:
– Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
– Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí.
– Người nộp thuế, phí và lệ phí.
– Tổ chức có trách nhiệmkhấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
– Tổ chức nhận in hóa đơn, chứng từ; tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử.
– Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
– Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
– Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn và chứng từ.
Quy định xử phạt đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm
Căn cứ theo nội dung tại Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC Bộ tài chính ban hành ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:
Phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau:
- Đối với các hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm:
+ Phạt cảnh cáo đối với việc lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ
+ Phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt đối với trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ:
Ví dụ: Công ty X tiến hành giao hàng cho khách hàng vào ngày 05/03/2020 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty X), nhưng đến ngày 08/03/2020, khách hàng mới thanh toán tiền hàng cho Công ty X. Lúc này Công ty X mới tiến hành lập hóa đơn để giao cho khách hàng và Công ty X đã tiến hành kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 03/2020
=> Việc lập hóa đơn của Công ty X như trên là không đúng thời điểm và Công ty X cũng đã tiến hành kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 03/2020 nên Công ty X bị xử phạt ở mức 4 triệu đồng do không có tình tiết giảm nhẹ.
- Đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định: Phạt tiền từ 4 đến 8 triệu đồng.
Như vậy, việc doanh nghiệp giao hàng trước, xuất hóa đơn sau có được không? Có được coi là hợp lệ không?
Câu trả lời là không, vì việc giao hàng trước - xuất hóa đơn sau là hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm, trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 4 - 8 triệu đồng. Ngoài ra thì doanh nghiệp còn có thể bị truy thu và phạt chậm nộp thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nếu thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau:
+ Ngày giao hàng và ngày lập hóa đơn khác với kỳ kê khai thuế
+ Số thuế kế toán không ghi nhận khi tính quay ngược lại vào kỳ kê khai thực tế xuất hàng nếu làm tăng số thuế phải nộp.
Còn đối với bên mua vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tại thời điểm nhận hóa đơn bình thường và được tính vào chi phí được trừ (Chỉ cần đơn vị có hóa đơn tại thời điểm cơ quan thuế kiểm tra)
Như vậy, qua bài viết trên, EFY Việt Nam mong muốn sẽ mang lại những thông tin bổ ích, cần thiết trong công việc của các bạn.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc xuất hóa đơn trước hay sau khi thanh toán?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một trong những hoạt động mà các doanh nghiệp nhất định phải làm chính là việc xuất các hoá đơn bán hàng cho phía người mua. Tuy nhiên việc xuất hoá đơn này cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật; không phải muốn xuất hơn đơn lúc nào cũng có thể được. Từ đó đã tạo ra sự lấn cấn đối với các doanh nghiệp; không biết là xuất hóa đơn trước hay sau khi thanh toán? đúng với quy định của pháp luật.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc xuất hóa đơn trước hay sau khi thanh toán?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn như sau:
– Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định này để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về các loại hóa đơn tại Việt Nam như sau:
– Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
– Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
– Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
– Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
– Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
– Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu hiển thị các loại hóa đơn để các đối tượng nêu tại Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP tham khảo trong quá trình thực hiện.