Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua trung gian. Tại sao cần xuất nhập khẩu ủy thác? Các doanh nghiệp (thương nhân) của Việt Nam đều có thể xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh (Theo quy định tại Điều 3 NĐ 187/2013). Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể cái gì. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì chỉ cần kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu" là được.
Ủy thác nhập khẩu là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm mà ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện việc nhập khẩu. Nói cách khác, đây là hình thức nhập khẩu hàng qua trung gian. Tại sao cần xuất nhập khẩu ủy thác? Các doanh nghiệp (thương nhân) của Việt Nam đều có thể xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh (Theo quy định tại Điều 3 NĐ 187/2013). Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể cái gì. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì chỉ cần kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu" là được.
Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác ngày càng phổ biến trong hoạt động ngoại thương. Đây là nghiệp vụ quan trọng đối với cá nhân/tổ chức làm về xuất nhập khẩu. Nói một cách đơn giản, sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu có nghĩa là xuất khẩu, nhập khẩu qua một bên thứ 3 trung gian.
Xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
Có 2 khoản thuế VAT liên quan đến hoạt động ủy thác nhập khẩu này.
1. Thuế VAT cho phí dịch vụ ủy thác: mức 10% bình thường giống như các dịch vụ khác.
2. Thuế VAT hàng nhập khẩu Khi trả hàng uỷ thác nhập khẩu, bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT: Căn cứ vào hoá đơn nhập khẩu, tờ khai hải quan và biên lai thu thuế GTGT hàng nhập, bên nhận uỷ thác xuất hoá đơn GTGT ghi theo giá thực nhập trong hoá đơn thương mại, riêng thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo số phải nộp (số thông báo thuế của cơ quan hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra đối với bên nhận uỷ thác nhập khẩu và là thuế đầu vào của bên uỷ thác. Lưu ý: Trong thông tư 128/20/3/TT-BTC quy định, Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phải ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng này không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Đứng tên trên tất cả chứng từ hàng hóa, thay mặt chủ hàng kí kết hợp đồng: làm thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế, … – Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói… – Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho chủ hàng, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu)
– Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng. – Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài – Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng – Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng) – Thanh toán phí dịch vụ ủy thác
Kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện cấm nhập, hoặc tạm dừng nhập khẩu không.
Hàng có thuộc diện phải xin giấy phép không? Nếu có, công ty ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải xin giấy phép này. Việc này nên thu xếp càng sớm càng tốt, đừng để hàng về đến cảng mới làm thì đã trễ và phát sinh nhiều chi phí khác.
Khi có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan nhập khẩu như quy định hiện hành. Cần lưu ý với tờ khai nhập ủy thác: trên tờ khai hải quan, người nhận ủy thác sẽ đứng tên người nhập khẩu, đồng thời phải nhập đủ thông tin. Tất nhiên, bạn cũng đừng quên bước quan trọng khác ngoài quy trình trên. Đó là kiểm tra năng lực, kinh nghiệm của công ty nhận nhập khẩu ủy thác. Bạn nên lưu ý việc này trước khi đi đến bước tiếp theo… Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất hay nhập khẩu một lô hàng. Có những chứng từ do phía xuất khẩu làm (invoice, packing list, CO…), hay do người nhập làm (L/C), hoặc cả 2 bên làm (hợp đồng, tờ khai)… Do vậy, tùy vào vai trò bạn là người bán hay người mua hàng, mà việc chuẩn bị chứng từ có khác nhau. Cũng cần lưu ý, bộ chứng từ xuất nhập khẩu không hoàn toàn giống với bộ hồ sơ hải quan. Thông thường, hồ sơ hải quan (hàng thương mại) sẽ gồm tờ khai hải quan và một số chứng từ xuất nhập khẩu như: hợp đồng, invoice, Packing List, C/O… Dưới đây là những chứng từ gần như bắt buộc phải có với tất cả các lô hàng xuất nhập khẩu phổ biến để bạn đọc tham khảo: Hợp đồng thương mại (Contract) là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán về các nội dung liên quan: thông tin người mua & người bán, thông tin hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán v.v… Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng người hưởng lợi… Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích thế nào… Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải (tàu biển hoặc máy bay). Với vận đơn đường biển gốc, nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó. Tờ khai hải quan (Customs Declaration): chứng từ kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.
Cơ bản đây cũng là một loại hợp đồng dịch vụ, nên sẽ bao gồm những điều khoản chính quy định về: thông tin dịch vụ, mức phí, quyền và trách nhiệm các bên, thanh toán …
Hợp đồng ủy thác này có liên hệ mật thiết với hợp đồng nhập khẩu. Hơn thế nữa, nhiều nội dung phải trùng khớp nhau để tránh xảy ra tranh chấp khi thực hiện.
Trong hợp đồng này cũng cần quy định rõ mức phí ủy thác. Mức hoa hồng cao hay thấp còn tùy vào giá trị lô hàng và mặt hàng cụ thể, thường vào khoảng 3% giá trị lô hàng.
Ngoài ra, trong hợp đồng cũng nêu rõ trách nhiệm của mỗi bên, phổ biến như sau:
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS - CFS
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Khi trả hoàn thành hợp đồng ủy thác, phía nhận ủy thác sẽ xuất một hóa đơn GTGT dựa trên hóa đơn thương mại, tờ khai nhập khẩu, biên lai thu thuế Thuế VAT cho dịch vụ xnk ủy thác được pháp luật quy định tại thông tư 128/2013/TT-BTC là 10%
Với hơn hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thương, xuất nhập khẩu, TTL luôn là đối tác tin cậy của mọi khách hàng. Đặc biệt, đối với hàng hóa cần dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, chúng tôi luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều đối tác. Hãy đến với TTL để được tư vấn và hỗ trợ 24/24. Cam kết giảm thiểu tối đa chi phí và tiết kiệm thời gian xử lý các thủ tục liên quan.
TTL logistics cung cấp dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu với mong muốn phục vụ mọi yêu cầu của quý khách hàng liên quan đến hải quan, vận tải giao nhận. Những đối tượng khách hàng của chúng tôi thường là: – Tổ chức là doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương. Thường những tổ chức này có đội ngũ nhân sự chưa quen làm xuất nhập khẩu, hoặc không biết cách giao tiếp, đàm phán được với người bán hàng đầu nước ngoài. Khi đó, sử dụng qua đơn vị dịch vụ nhập khẩu có kinh nghiệm là một giải pháp an toàn, ít nhất là cho những lô hàng đầu tiên. – Cá nhân có mong muốn xuất/nhập khẩu hàng hóa nhưng không có tư cách pháp lý để ký hợp đồng cũng như thực hiện thanh toán quốc tế.