Học Sinh Vi Phạm Giao Thông

Học Sinh Vi Phạm Giao Thông

Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các cơ quan nhà nước cũng như người dân trong bối cảnh tỉ lệ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta luôn ở mức đáng báo động. Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ được hiểu là hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thuộc nhóm các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách hàng về các quy định của pháp luật như sau.

Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các cơ quan nhà nước cũng như người dân trong bối cảnh tỉ lệ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ ở nước ta luôn ở mức đáng báo động. Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ được hiểu là hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ, được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thuộc nhóm các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách hàng về các quy định của pháp luật như sau.

Các nhóm tội phạm xâm phạm an toàn giao thông bao gồm những gì?

Ngoài tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định các nhóm tội phạm xâm phạm an toàn giao thông bao gồm các tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không.

Các tội phạm này được quy định từ Điều 260 cho tới Điều 284 của Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Một số tội danh nổi bật như sau: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ; Tội cản trở giao thông đường bộ; Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn; Tội vi phạm quy định về điều khiển tàu bay; Tội cản trở giao thông đường không; Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải,…

Hình phạt của tội vi phạm quy định về vi phạm an toàn giao thông đường bộ Điều 26 Bộ luật Hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt chính của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và nghiêm trọng nhất là hình phạt tù.

Hình phạt cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào mức độ gây thiệt hại của cá nhân vi phạm, nếu gây ra một trong những thiệt hại sau thì sẽ chịu một trong ba hình phạt chính, cụ thể như sau:

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà cá nhân vi phạm sẽ phải chịu các hình phạt sau:

Trong trường hợp người vi phạm gây ra thiệt hại lớn và nghiêm trọng hơn các quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì sẽ phải chịu hình phạt nặng hơn. Ngoài ra, các trường hợp sau đều được coi là thuộc trường hợp phải áp dụng hình phạt tăng nặng như:

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, mà hình phạt tăng nặng sẽ là phạt tù từ 03 năm đến 15 năm.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, nếu như trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đã được ngăn chặn kịp thời để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng tới mức phải chịu mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ.

Học sinh vi phạm luật Giao thông

Bước vào đầu năm học mới, tình trạng học sinh vi phạm giao thông luôn là nỗi lo thường trực của người lớn. Thế nhưng, bất chấp các khuyến cáo của cơ quan chức năng, không ít phụ huynh vẫn giao xe cho con khi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Giao xe cho con – mối nguy chực chờ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người từ đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) có dung tích không vượt quá 50 cm3; từ đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy dung tích trên 50 cm3 khi có giấy phép lái xe theo quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít gia đình vì không có điều kiện đưa đón nên đã giao xe cho con em tự điều khiển xe đến trường. Thay vì trang bị cho con phương tiện phù hợp với lứa tuổi, đúng quy định của pháp luật, một số gia đình lại mua xe máy cho con ngay cả khi con chưa đủ tuổi điều khiển.

Theo thống kê, chỉ trong 9 tháng năm 2024, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản hơn 7.000 trường hợp học sinh vi phạm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT). Các lỗi vi phạm chủ yếu: không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đi hàng đôi hàng ba, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, uống rượu bia khi tham gia giao thông… Đặc biệt, có khá nhiều trường hợp điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định.

Sau gần một tháng cao điểm (tháng 10/2024), lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 2.200 trường hợp học sinh vi phạm giao thông, qua đó tạm giữ hơn 1.100 phương tiện các loại. Trong đó, có đến 985 trường hợp điều khiển xe khi chưa đủ tuổi.

Theo chân lực lượng chức năng xử lý học sinh vi phạm an toàn giao thông tại một trường học trên địa bàn xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) nhận thấy, tình trạng học sinh điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi diễn ra khá phổ biến.

Chỉ trong hai buổi ra quân, lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 30 học sinh vi phạm các quy định khi tham gia giao thông.

Đáng lo ngại, quá trình tham gia giao thông các em chưa chấp hành tốt các quy tắc giao thông, một số trường hợp còn chở ba, không đội mũ bảo hiểm, qua đoạn giao nhau không chú ý quan sát, phóng nhanh vượt ẩu…

Mặc dù, bước vào đầu mỗi năm học mới, các trường học đã chủ động phối hợp với ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, nghiêm cấm học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường, đồng thời tổ chức ký cam kết không vi phạm luật giao thông.

Để các nội dung ký cam kết không chỉ trên giấy tờ, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã thực hiện biện pháp không trông giữ xe trong khuôn viên nhà trường đối với học sinh điều khiển xe khi chưa đủ tuổi. Tuy nhiên, để đối phó, các em lại gửi xe ở các điểm trông giữ xe tự phát khu vực lân cận trường học nên nhà trường rất khó kiểm soát.

Để ngăn chặn tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm.

Theo đó, cùng với các biện pháp nghiệp vụ thông thường, lực lượng chức năng còn “bí mật” ghi hình về tình trạng học sinh vi phạm giao thông vừa mang tính răn đe vừa không làm ảnh hưởng đến việc học của các em.

Bằng các hình ảnh ghi nhận được, lực lượng chức năng sẽ gửi danh sách kèm biển kiểm soát xe, hành vi vi phạm để phối hợp với nhà trường, gia đình tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các em chấp hành nghiêm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (TP. Buôn Ma Thuột) Tô Thị Minh Thu cho hay, ngay từ đầu năm học 2024 – 2025, trường đã phối hợp với Công an TP. Buôn Ma Thuột làm tốt công tác tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh qua các buổi sinh hoạt dưới cờ. Cùng với đó, tại các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa của đoàn thanh niên, tổ chuyên môn cũng lồng ghép tích hợp nhiều nội dung, trong có nội dung giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các em.

Trung tá Lương Xuân Ngọc, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh) cho biết, để tăng cường bảo đảm TTATGT trên địa bàn, nhất là đối với học sinh cần có sự vào cuộc chung tay hành động của nhiều cơ quan, ban, ngành, gia đình và cộng đồng. Trong đó, các trường học cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông để trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản liên quan đến Luật Giao thông đường bộ cho học sinh. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với nhà trường và gia đình để cùng quản lý, giáo dục các em tham gia giao thông đúng luật.

Điều đáng nói, những hành vi nêu trên là vi phạm quy định của pháp luật. Thế nhưng những bậc làm cha, làm mẹ “tiếp tay” cho con mình thực hiện hành vi bằng cách mua sắm, giao cho con phương tiện để tham gia giao thông, không nhắc nhở con đội mũ bảo hiểm và lưu thông có trách nhiệm.

Theo quy định, trẻ em 6 tuổi trở lên khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, kể cả xe đạp điện tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Như vậy, ở độ tuổi học sinh mới bước vào lớp 1 bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe máy.

Một quy định khác, người đủ 16 tuổi trở lên mới được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3 (dưới 50 phân khối), người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển mô tô, xe máy có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên.

Nhưng trên thực tế, học sinh chưa đủ 16 tuổi điều khiển xe gắn máy dưới 50 phân khối, thậm chí là xe 50 phân khối trở lên tham gia giao thông. Vi phạm này trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Trách nhiệm lớn nhất là thuộc về gia đình, bởi ngoài việc giáo dục con cái tuân thủ pháp luật, gia đình cũng đóng vai trò quyết định trao cho con điều khiển phương tiện như thế nào. Một bạn đọc phản ánh: “Học sinh bây giờ chạy xe máy ào ào quá nguy hiểm mà không nghĩ đến hiểm họa chực chờ”.

Học sinh cuối cấp tiểu học và nhất là bậc THCS điều khiển xe đạp điện đi học khá đông. Nhà trường đã ban hành nội quy, có bản cam kết đề nghị phụ huynh ký vào là phải bắt buộc con em đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện tham gia giao thông.

Nhưng trên thực tế, phần lớn học sinh không tuân thủ đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện tới trường. Nhiều em điều khiển xe đạp điện đi quá nhanh, nên không thể xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra.

Ngược lại, loại phương tiện này không có tiếng động nên khi vượt lên, phương tiện lưu thông cùng chiều rất khó phát hiện để tránh dễ dẫn đến xảy ra va chạm tại ngã ba, ngã tư, nơi khuất tầm nhìn.

Giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm pháp luật an toàn giao thông là kết hợp giữa giáo dục, quản lý, xử lý giữa nhà trường, gia đình và lực lượng chức năng.

Điều quan trọng hơn là phụ huynh cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở con em mình nghiêm chỉnh chấp hành, uốn nắn ngăn chặn ngay từ ban đầu các hành vi vi phạm. Đừng buông lỏng quản lý hoặc phó mặc cho nhà trường, cho cơ quan chức năng vì sức khỏe và tính mạng của chính con em mình.

Một nam sinh lớp 11 tại Hà Nội bị lập biên bản vi phạm giao thông (Ảnh: Trần Thanh).

Gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới.

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp bảo đảm trật tự, ATGT; trong đó, việc bảo đảm ATGT cho lứa tuổi học sinh là một trong những ưu tiên hàng đầu. Các cấp, các ngành đã quán triệt, triển khai nghiêm túc, đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tình hình trật tự, ATGT liên quan đến lứa tuổi học sinh vẫn diễn ra phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông đối với học sinh.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay đã xảy ra gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6-18 tuổi), làm chết 490 người, bị thương 827 người, để lại hậu quả thương tâm cho nhiều gia đình và xã hội cả trước mắt và lâu dài.

Không đội mũ bảo hiểm, một nam sinh lớp 11 tại Hà Nội quay đầu bỏ chạy khi thấy cảnh sát giao thông, sau đó, tông trúng chiếc ô tô đang di chuyển trên đường hồi tháng 11/2023 (Ảnh: Trần Thanh).

Tình hình trên đòi hỏi phải thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp căn cơ để ngăn chặn, giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, xây dựng văn hóa tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong lứa tuổi học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Xử lý nghiêm người đứng đầu chính quyền

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố phải xác định công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong tổng thể công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Từng bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát lại các chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo đảm trật tự, ATGT.

Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn phụ trách. Chính phủ sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương nếu để tình hình trật tự, ATGT liên quan đến lứa tuổi học sinh xảy ra phức tạp trên địa bàn do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý.

Học sinh không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy quay xe bỏ chạy khi thấy cảnh sát giao thông (Ảnh: Trần Thanh).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo rà soát lại các chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự, ATGT cho học sinh trong các cấp học, các nhà trường để bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm tương xứng với tính chất quan trọng của việc xây dựng văn hóa giao thông cho thế hệ tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng bộ quy tắc văn hóa giao thông văn minh và yêu cầu 100% các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm, kết hợp tuyên truyền, giám sát xây dựng thói quen, văn hóa giao thông văn minh, bền vững cho thế hệ trẻ, từ đó lan tỏa, tác động trở lại đối với người thân trong gia đình và cộng đồng xã hội.

Đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành giáo dục phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT cho học sinh.

Trong đó, đưa nội dung bảo đảm trật tự, ATGT đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục, cán bộ, nhân viên, giáo viên và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ, năm học.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tại địa phương đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu vực gần cổng trường học để ghi nhận các hình ảnh vi phạm giao thông của học sinh làm căn cứ xử lý và bình xét thi đua đối với từng lớp học, giáo viên và học sinh.

Bộ cần chỉ đạo các sở GD&ĐT yêu cầu các phòng GD&ĐT, các nhà trường hằng năm phải hoàn thành các chỉ tiêu 100% chỉ tiêu liên quan tới ATGT.

Tăng trách nhiệm của phụ huynh, học sinh

Bộ Công an có trách nhiệm tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự, ATGT, nhất là những vi phạm có nguy cơ gây tai nạn cho học sinh.

Đối với những trường hợp học sinh vi phạm, gửi thông báo về cho nhà trường để có hình thức xử lý và biện pháp giáo dục phù hợp; xử lý nghiêm các trường hợp phụ huynh đưa đón con em vi phạm trật tự, ATGT tại các tuyến gần khu vực trường học.

Phụ huynh chở con nhưng không đội mũ bảo hiểm (Ảnh: Trần Thanh).

Chỉ thị nêu rõ việc kiên quyết không cho các phương tiện không bảo đảm an toàn dùng để vận chuyển, đưa đón học sinh. Từng địa phương căn cứ tình hình thực tiễn, hằng năm phải có kế hoạch cụ thể để kiểm soát chuyên đề này.

Đối với các tai nạn giao thông liên quan đến học sinh phải khẩn trương điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; củng cố hồ sơ xử lý các hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện gây tai nạn; xác định cụ thể các nguyên nhân gây tai nạn và kiến nghị giải pháp phòng ngừa.

Thường xuyên rà soát không gian mạng, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến cổ xúy cho vi phạm, đua xe, lạng lách, đánh võng và những hành vi khác ảnh hưởng tiêu cực đến thanh, thiếu niên.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp UBND các địa phương tổ chức tổng rà soát về tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông tại các tuyến quốc lộ có trường học trên toàn quốc; trường hợp có bất cập, thì ưu tiên xử lý, khắc phục, trong đó làm rõ lộ trình thực hiện, hoàn thành.

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển, đưa đón học sinh bằng xe ô tô buýt chuyên dụng đưa đón học sinh; cơ chế, chính sách khuyến khích học sinh đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng và xe ô tô buýt chuyên dụng đưa đón học sinh.

Để kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), giảm tình trạng vi phạm Luật Giao thông trong lứa tuổi học sinh, cùng với cả nước, từ ngày 1/10, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự (TT), an toàn giao thông (ATGT) trong nhóm đối tượng này.

Cảnh sát giao thông kiểm tra, lập biên bản học sinh vi phạm Luật Giao thông. Ảnh: T.H

Tăng cường đảm bảo ATGT cho học sinh

Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới và chỉ đạo của Bộ Công an, Cục CSGT đã ban hành Kế hoạch cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn cả nước. Cao điểm được thực hiện trong 1 tháng, từ ngày 1 đến hết ngày 31/10/2024.

Theo đó, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT đối với lứa tuổi học sinh THCS, THPT; phụ huynh học sinh, người giám hộ, người giao phương tiện cho các em học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển; các chủ phương tiện và phụ huynh chở các em học sinh vi phạm các quy định về vận tải đường bộ, đường thủy nội địa. Trên các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh, lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát tại các tuyến giao thông chính trong đô thị, các tuyến đường liên ấp, liên xã, đường huyện, tỉnh, các tuyến: Quốc lộ 1A, Quản lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ Nam sông Hậu; địa bàn gần trường học, khu vực có nhiều thanh, thiếu niên tụ tập vi phạm TTATGT. Qua tuần tra, kiểm soát chú trọng xử lý các hành vi vi phạm về điều khiển xe không giấy phép lái xe; không đội mũ bảo hiểm (MBH); chở quá số người quy định; không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông; chạy dàn hàng ngang; đi ngược chiều; bấm còi, rú ga; điều khiển xe chạy một bánh trên xe hai bánh; lạng lách, đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép. Đồng thời xử lý các phụ huynh giao phương tiện cho người chưa đủ điều kiện để điều khiển; các trường hợp học sinh, phụ huynh vi phạm dừng, đỗ xe sai quy định dưới lòng đường, trên hè phố gây ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT; kiên quyết không cho các phương tiện không bảo đảm an toàn hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh…

Đối với các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, tuần tra kiểm soát khu vực bến cảng, bến thủy, tuyến đường thủy thường xuyên đưa rước học sinh. Tập trung vào các hành vi vi phạm như: đón trả khách không đúng quy định, chở quá số người, không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn (áo phao, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm); đưa phương tiện không đủ điều kiện vào hoạt động đưa đón học sinh, giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển; không mặc áo phao khi tham gia giao thông trên đường thủy; thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn…

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật

Ghi nhận trên địa bàn tỉnh, mấy ngày qua, tại một số chốt kiểm tra của lực lượng CSGT dễ dàng phát hiện, xử lý nhiều trường hợp học sinh vi phạm. Phổ biến là các lỗi không đội MBH; chưa đủ tuổi lái xe theo quy định. Bên cạnh đó, cũng phát hiện, xử lý các trường hợp phụ huynh chở con em ngồi sau mô tô, xe gắn máy không đội MBH, giao phương tiện cho học sinh điều khiển khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật… Quá trình xử lý vi phạm, lực lượng chức năng đã kết hợp tuyên truyền, giáo dục để học sinh và phụ huynh hiểu rõ những hành vi vi phạm, những nguy cơ tiềm ẩn khi vi phạm Luật Giao thông, qua đó tự giác chấp hành, không tái phạm.

Trước đó, ngay khi bước vào cao điểm xử lý học sinh vi phạm giao thông, Đội CSGT-TT (Công an huyện Hòa Bình) cũng phối hợp với Xã đoàn Minh Diệu tổ chức tuyên truyền pháp luật về ATGT cho học sinh trên địa bàn. Thông qua tuyên truyền nhằm cung cấp cho các em những kiến thức về pháp luật, kỹ năng khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh khi tham gia giao thông. Đồng thời, để giáo viên, học sinh và cả phụ huynh nắm được việc triển khai cũng như ý nghĩa triển khai thực hiện cao điểm.

Liên quan đến công tác đảm bảo TTATGT cho lứa tuổi học sinh, mới đây, ngày 5/10, Bộ GD-ĐT phối hợp với Ủy ban ATGT quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động học sinh - sinh viên cả nước nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về ATGT năm học 2024 - 2025. Lễ phát động được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến đến các tỉnh, thành trong cả nước với sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị, hơn 22.000 học sinh - sinh viên. Tại Bạc Liêu, đại diện Sở GD-ĐT, Ban ATGT tỉnh, Phòng CSGT tỉnh, Head Văn Tươi và hàng trăm giáo viên, học sinh các trường: THPT Bạc Liêu, THPT Chuyên Bạc Liêu, THPT Phan Ngọc Hiển tham dự. Cùng với việc tham dự lễ phát động, cùng hứa nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TTATGT, học sinh các trường còn được nghe tuyên truyền về ATGT, tập huấn kỹ năng lái xe an toàn.

Theo ông Phan Bạch Đằng - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh: “Bên cạnh hoạt động ra quân đồng loạt của lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm TTATGT đối với học sinh là phát động toàn thể học sinh - sinh viên chấp hành nghiêm TTATGT - giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo tốt TTATGT trong lứa tuổi học sinh, nhất là việc hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm về TTATGT, giảm TNGT trên địa bàn”.

Lái xe khi đang say là "drunk driving", chuyển làn đột ngột là "cut off", còn vượt đèn đỏ có ba cách nói.

Lái xe ẩu nói chung là "reckless driving", hoặc "drive recklessly" nếu là động từ: Look out for those youngsters! They often drive very recklessly (Cẩn thận với mấy đứa trẻ đó nhé. Chúng thường lái xe rất liều lĩnh).

Lái xe khi đang say rượu, bia là "drunk driving". Một cách gọi thông dụng khác là "driving under the influence": Many people were fined for driving under the influence during the holiday (Nhiều người bị phạt vì lái xe khi say rượu vào kỳ nghỉ lễ).

Vượt đèn đỏ có ba cách nói. Đó là "run", "jump", hoặc "drive through the red light": I was caught jumping the red light last week (Tôi bị bắt vì vượt đèn đỏ vào tuần trước).

Tội phóng nhanh là "speeding". Hành động phóng nhanh, quá tốc độ cho phép là "break" hoặc "go over the speed limit": My brother broke the speed limit this morning because he was late for work. Then he was caught and fined for speeding by the police (Sáng nay anh trai tôi đã vượt quá giới hạn tốc độ vì đi làm muộn. Sau đó anh ta bị cảnh sát bắt và phạt).

Nếu một xe đột ngột chuyển làn, tạt đầu một xe khác, ta gọi đó là "cut off": The robber cut off my father’s car while he was running away (Tên cướp tạt đầu xe bố tôi khi hắn đang bỏ chạy).

"Hit and run" dùng để chỉ tội của một người lái xe gây tai nạn nhưng không dừng lại để giúp đỡ nạn nhân mà lái xe bỏ trốn: The unfortunate old lady was seriously injured after a hit and run. The driver was arrested just hours after the accident (Bà cụ bất hạnh bị thương nặng sau khi bị xe tông rồi bỏ chạy. Tài xế bị bắt chỉ vài giờ sau vụ tai nạn).

Đua xe trên đường phố nói chung được gọi là "street racing", nhưng đua xe bất hợp pháp là "illegal racing": 15 teenagers have been arrested for illegal racing at midnight (15 thiếu niên bị bắt vì đua xe trái phép lúc nửa đêm).

Mất tập trung khi lái xe, chẳng hạn như vừa lái xe vừa nhắn tin, gọi là "distracted driving": Distracted driving actually causes more accidents than you may think (Lái xe mất tập trung thực sự gây ra nhiều tai nạn hơn bạn nghĩ).

Một lỗi mà nhiều người ở Việt mắc phải là không đội mũ bảo hiểm (wear a helmet): It's very risky to ride your motorbike without wearing a helmet (Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm rất nguy hiểm).