Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
(PLVN) - Truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Sáu, một cựu Thứ trưởng Bộ Công an đã được cử đến Vũ Hán, tâm chấn đầu tiên của đại dịch COVID-19 vào tháng 3/2020, đã bị bắt vì tội nhận hối lộ.
“Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã ra lệnh bắt giữ Tôn Lập Quân, cựu Thứ trưởng Bộ Công an, vì nghi nhận hối lộ,” hãng tin Tân Hoa xã cho biết trong một báo cáo ngắn gọn vào thứ Sáu.
Ông Tôn, người nằm trong nhóm các quan chức hàng đầu được cử đến Vũ Hán vào năm ngoái sau vụ bùng phát dịch bệnh COVID-19 ở thành phố miền Trung Trung Quốc, đã bị điều tra trong hơn một năm, truyền thông nhà nước đã đưa tin trước đó.
Một báo cáo truyền thông nhà nước về ông Tôn vào tháng 9 cho biết, ông đã từ bỏ chức vụ của mình trong thời gian bùng phát dịch COVID-19.
“Cuộc điều tra cho thấy trên chiến tuyến chống lại dịch bệnh COVID-19, ông Tôn đã bỏ nhiệm sở. Ông ta cũng sở hữu tài liệu bí mật mà không được phép và tham gia vào các hoạt động mê tín trong một thời gian dài”, báo cáo trước đó cho biết.
Cáo buộc “đào ngũ” của cựu Thứ trưởng Bộ Công an trong cuộc chiến chống lại COVID-19 - lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào cuối năm 2019 - không làm rõ chính xác ông ta đã làm gì. “Cuộc điều tra cho thấy Sun không bao giờ trung thành với lý tưởng và đức tin của đảng, thể hiện tham vọng chính trị quá cao và tính chính trực rất kém, đưa ra những lời chỉ trích vô căn cứ về các chính sách của đảng và lan truyền những tin đồn chính trị”, báo cáo cho biết.
Ngoài ra, báo cáo cũng nêu ông Tôn “lợi dụng chức vụ, nhận một số tiền lớn và tài sản, tham dự các bữa tiệc chiêu đãi và các hoạt động giải trí cao cấp có thể ảnh hưởng đến việc thi hành công vụ một cách vô tư, và sống xa hoa trong một thời gian dài”.
Cũng theo báo cáo này, hành vi của ông Tôn có “tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, tính chất đặc biệt ác độc, ảnh hưởng vô cùng xấu và phải xử lý thật nghiêm”.
Tôn Lập Quân đã bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) vào tháng 9.
"Làm trong sạch" lực lượng 3 triệu nhân sự an ninh
Sau khi ông Tôn Lập Quân bị bắt giữ vào tháng 4/2020, Bộ Công an Trung Quốc đã tổ chức một chuỗi các cuộc họp nội bộ với lời cam kết “kiên quyết và triệt để loại bỏ ảnh hưởng độc hại của ông Tôn Lập Quân”.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố về các làn sóng làm trong sạch lực lượng 3 triệu nhân sự an ninh của Trung Quốc những năm gần đây. Nhà lãnh đạo này cam kết sẽ loại bỏ những kẻ bị coi là tham nhũng hoặc không trung thành với Đảng.
Một loạt quan chức an ninh hàng đầu đã bị điều tra trong chiến dịch này, bao gồm cả cựu Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc Phó Chính Hoa. Ông Phó Chính Hoa cũng từng là Thứ trưởng Bộ Công an, đã bị bắt giữ để điều tra về "vi phạm nghiêm trọng" kỷ luật Đảng và pháp luật vào đầu tháng 10.
Vào đầu tháng 9, cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh Deng Huilin và Gong Daoan - cựu cảnh sát trưởng Thượng Hải, đã bị đưa ra xét xử về tội danh tham nhũng. Ông Deng bị cáo buộc nhận hối lộ 43 triệu nhân dân tệ và ông Gong nhận 73 triệu nhân dân tệ. Cả hai đều nhận tội và đang chờ tuyên án.
Ngày 17/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an đối với Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương và Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.
Tại buổi Lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã công bố các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an đối với Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương và Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tô Lâm đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an đối với Thiếu tướng Lê Văn Tuyến và Thiếu tướng Nguyễn Văn Long.
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm chúc mừng hai tân Thứ trưởng, vừa được bổ nhiệm, đồng thời nhấn mạnh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long và Lê Văn Tuyến đều là những cán bộ được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và thực tiễn công tác, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, một lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Trên mỗi cương vị công tác, dù bất kỳ hoàn cảnh nào, các cán bộ này luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò gương mẫu đi đầu của người lãnh đạo, chỉ huy, tận tâm, tận lực, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao, xứng đáng là người lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng Công an nhân dân. Bộ trưởng đề nghị, trên cương vị mới, hai tân Thứ trưởng tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Công an nhân dân Việt Nam anh hùng, giữ vững phẩm chất cách mạng, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; tiếp tục học tập, nghiên cứu, nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt, hoàn thành xuất sắc trọng trách quan trọng mà Đảng, Nhà nước, Ngành Công an và Nhân dân giao phó.
Như vậy Bộ Công an hiện nay có 7 Thứ trưởng gồm: Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Thượng tướng Lương Tam Quang, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long và Thiếu tướng Lê Văn Tuyến.
Được biết, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, sinh năm 1974, quê xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tháng 9 năm 2019, ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an.
Thiếu tướng Lê Văn Tuyến sinh năm 1973, quê quán: Xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội; trình độ: Tiến sĩ luật. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến đã kinh qua các chức vụ: Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu thuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương./.
Bộ Nội vụ vừa có văn bản số 7968/BNV - CCHC ngày 8/12/2024 gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính. Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương lưu ý bám sát chủ trương, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tinh gọn bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Định hướng sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức Về định hướng sắp xếp đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Đối với chức danh do cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý theo phân cấp, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất chủ động xây dựng phương án sắp xếp, bố trí cán bộ bảo đảm các nguyên tắc trong công tác cán bộ và mục đích, yêu cầu, nguyên tắc trong sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Nội vụ định hướng, đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp; nhân sự được lựa chọn có thể ở trong hoặc ngoài các cơ quan, tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất thành đơn vị mới đó. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu thì được sắp xếp, bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề và được hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy. Đối với cấp phó của người đứng đầu, căn cứ thực trạng số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tập thể lãnh đạo bộ, ngành, địa phương quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mới sau sắp xếp hoặc bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ. Trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hình thành sau sắp xếp có thể cao hơn quy định, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án). Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hình thành sau sắp xếp đề xuất phương án sắp xếp, bố trí đối với cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức đang đảm nhiệm trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp không còn nhiệm vụ thì có thể bố trí sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Chính phủ. Trước mắt, số lượng biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện đang có mặt trước khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, nhưng bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án giảm biên chế, thực hiện theo quy định chung của Bộ Chính trị trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án). Sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, bộ, ngành, địa phương có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tình hình mới; thực hiện rà soát, tinh giản biên chế đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm.
TTO - Chiều 1-8, sau kỳ họp của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và những vấn đề được dư luận quan tâm thời gian qua.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn có nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi của Bộ và Bộ trưởng được quy định tại luật Tổ chức Chính phủ, quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, công tác tổ chức cán bộ; công tác thi đua, khen thưởng; công tác pháp chế, nhiệm vụ cải cách hành chính, công tác thanh tra; báo chí, truyền thông giáo dục.
Bộ trưởng cũng trực tiếp phụ trách đơn vị Vụ Tổ chức cán bộ; phụ trách theo dõi chung các thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng cũng phụ trách chỉ đạo hoạt động liên quan đến các Ban chỉ đạo, Ủy ban, hội đồng, hội, hiệp hội, quỹ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
Là chủ tài khoản số 1 của Bộ; thực hiện các nhiệm vụ của thành viên Chính phủ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT có 4 Thứ trưởng. Quyết định này phân công nhiệm vụ cụ thể từng Thứ trưởng như sau:
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phụ trách các lĩnh vực: giáo dục đại học, ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm định chất lượng giáo dục đại học; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân, chứng chỉ do nước ngoài cấp trong phạm vi quản lý của Bộ.
Thứ trưởng Sơn cũng phụ trách công tác thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài; liên kết tổ chức thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam; công nhận văn bằng chứng chỉ...
Tân Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi được giao phụ trách các lĩnh vực: giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo dục mầm non; giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; giáo dục thể chất; giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; giáo dục dân tộc.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi cĩng phụ trách công tác dân số, gia đình và trẻ em; công tác phụ nữ và công tác bình đẳng giới của ngành; công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công.
Ngoài ra, bà Chi sẽ chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; giúp Bộ trưởng chỉ đạo công việc thường xuyên của công tác thi đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội, hiệp hội, quỹ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách các lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường; hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, giáo dục quốc phòng và an ninh; công tác chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực được phân công...
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phụ trách các lĩnh vực: giáo dục phổ thông; giáo dục thường xuyên; kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia và quốc tế; phân luồng và hướng nghiệp học sinh; kế hoạch tài chính ngành; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất và thiết bị trường học; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xã hội hóa giáo dục; xuất bản, chuyển đổi số...
Ông Thưởng sẽ chỉ đạo tổng hợp nhu cầu đầu tư, phân bổ vốn hằng năm; chỉ đạo hoạt động của tổ công tác của bộ về giải ngân các nguồn vốn; quản lý chung công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư, công tác đấu thầu.