Đây là khu lăng mộ được xem là lớn nhất và tráng lệ nhất ở nghĩa trang làng An Bằng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Đây là khu lăng mộ được xem là lớn nhất và tráng lệ nhất ở nghĩa trang làng An Bằng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, Lăng Tự Đức có lẽ là lăng đẹp nhất trong những lăng tẩm của các đời vua nhà Nguyễn bởi sự hài hoà giữa khung cảnh thiên nhiên “sơn thuỷ hữu tình” và không gian kiến trúc bao la, rộng lớn. Lăng còn được gọi là Khiêm Lăng bởi gần 50 công trình trong lăng đều có chữ ‘Khiêm’ trong tên gọi.
Thiên nhiên hoà hợp trong không gian Lăng Tự Đức (Ảnh: Sưu tầm)
Với không gian thiên nhiên rộng lớn bao bọc giữa bồn bề cây cối xanh ngát và nằm gần một hồ nước rộng lớn, lăng Tự Đức hiện lên với nét cổ kính và kiến trúc cầu kì trong thiên nhiên thật thơ mộng và thanh bình đến lạ kì, như phần nào phản ánh được tâm hồn thi sĩ lãng mạn của nhà vua.
Trước khi qua đời, nhà vua cũng thường đến đây để đọc sách, thư giãn và ngâm thơ. Ngoài ra, công trình nhà hát Minh Khiêm trong khu lăng Tự Đức còn là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn được bảo lưu đến bây giờ.
Cách trung tâm thành phố Huế 12 và toạ lạc trên núi Cẩm Khê, lăng Minh Mạng là nơi yên nghỉ của vị vua Minh Mạng – Vị vua thứ hai của triều nhà Nguyễn. Công trình lăng tẩm này bao gồm khu lăng tẩm bên một hồ sen ngát hương và bao bọc bởi những rặng thông xanh mát.
Lăng Minh Mạng nhìn từ phía sau (Ảnh: Sưu tầm)
Lăng Minh Mạng là một lăng tẩm thu hút du khách với những những đường nét tĩnh tại trong kiến trúc và kết hợp hài hoà trong không gian hội hoạ và thơ ca của khung cảnh thiên nhiên hoa lá đầy trữ tình, phần nào thể hiện được tính cách uy nghiêm, nghiêm khắc nhưng cũng không kém lãng mạn của nhà vua.
Nằm trên triền núi Châu Chữ, Lăng Khải Định là nơi yên nghỉ của vị hoàng đế thứ 12 của triều nhà Nguyễn. Tuy có kích thước khiêm tốn hơn so với lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm nhưng lăng Khải Định lại được xây một cách vô cùng công phu và tinh xảo trong thời gian kéo dài tới 10 năm.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế
Nét khác biệt của lăng Khải Định so với các lăng tẩm Huế khác là sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Điều ấy được thể hiện qua những tấm phù điêu lộng lẫy được ghép tỉ mỉ bằng sành sứ và thuỷ tinh, những khay trà, vương miện, cùng những vật dụng trang trí nội thất hiện đại vào thời bấy giờ như: vợt tennis, đèn dầu,…
Điện Khải Thành với những chi tiết kiến trúc giao thoa độc đáo (Ảnh: Sưu tầm)
Lăng Gia Long (hay còn được gọi là Thiên Thọ Lăng) nằm trên quần thể núi Thiên Thọ và là nơi yên nghỉ của vị vua đầu tiền của triều nhà Nguyễn. Lăng nằm xuôi theo dòng sông Hương nên ngoài đường bộ, bạn có thể chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp trên dòng sông Hương rồi cập bến tại đò Kim Ngọc rồi đi bộ một đoạn ngắn để tiến vào thăm quan lăng.
Lăng Gia Long là một trong 7 lăng tẩm Huế sở hữu những đường nét thiên nhiên kì vĩ mà không kém phần hài hoà của núi non, sông nước, cây cỏ, gợi nên không gian uy nghi, tĩnh mịch đến lạ kì.
Lăng Dục Đức được toạ lạc tại phường An Cực và là nơi an táng của ba vị vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con) và Duy Tân (cháu). Vua Dục Đức lên ngôi vua 3 ngày thì bị truất phế và bị chết đói trong ngục. Vài năm sau khi con trai vua Dục Đức là vua Thành Thái lên ngôi thì mới bắt đầu cho xây dựng lăng tẩm cho cha.
Trong thời kì chống Pháp, vua Duy Tân và vua Thành Thái đã đổi ngai vàng để chiến đấu giành chủ quyền cho dân tộc và bị lưu đày biệt xứ và về sau được đêm chôn trong lăng Dục Đức. Như tấm lòng yêu nước của hai ông, sẵn sàng đánh đổi ngai vàng quyền lực, lăng Dục Đức vì thế mà có kiến trúc lăng tẩm Huế vô cùng đơn sơ, khiêm tốn, giản dị.
Còn có tên gọi khác là Xương lăng và nằm trên lưng núi Thuận Đạo, Lăng Thiệu Trị là nơi yên nghỉ của vị vua Thiệu Trị. Trong 7 lăng tẩm ở Huế, Lăng Thiệu Trị là lăng được xây dựng trong thời gian ngắn nhất chỉ với 10 tháng.
Lăng Thiệu Trị mang những nét kiến trúc được đúc kết và chọn lọc từ kiến trúc lăng Gia Long và Minh Mạng. Lăng có những vườn cây trái xanh mát làm hàng rào bao bọc thay cho những bức La thành bảo vệ xung quanh. Trong không gian đồng quê thanh bình của cánh đồng lúa mênh mông bát ngát và những vườn cây ăn trái xanh mát bao phủ, lăng Thiệu Trị tạo nên cảm giác thân thuộc, gần gũi mà vô cùng yên mình, thư thái cho người thăm quan.
Lăng Thiệu Trị đơn giản bao quanh bởi những những vườn cây trái làm (Ảnh: Sưu tầm)
Lăng Ðồng Khánh toạ lạc ở thôn Thượng Hai và được xây dựng trong suốt 35 năm trong 4 đời vua. Được xây dựng trong thời buổi giao thời của lịch sử Việt Nam nên Lăng Đồng Khánh sở hữu kiến trúc phong kiến dân gian cổ điển đan xen sự ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu mới du nhập. Sự thử nghiệm kiến trúc mới, hài hoà giữa kiến trúc và cảnh thiên nhiên dân dã trong vùng đã mang lại nét kiến trúc độc đáo cho lăng Đồng Khánh.
Nhà bia và khu mộ vua Đồng Khánh (Ảnh: Sưu tầm)
Những lưu ý khi đi thăm lăng Bác, cách di chuyển đến lăng Bác cho người đi lần đầu, lịch tham quan lăng Bác các ngày, Địa chỉ Lăng Bác ở Hà Nội cho du khách, giờ viếng lăng… kinh nghiệm du lịch của Lead Travel
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh hay lăng Bác có địa chỉ chính ở số 2 Hùng VƯơng, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội nhưng du khách muốn vào viếng lăng thì phải đi theo lối số 19, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Xe bus Hiện nay có chuyến bus 09 là chạy qua lăng Bác, du khách có thể chọn điểm đến gần nhất đến trạm dừng xe bus số 09 để qua lăng.
Di chuyển bằng phương tiện khác Vị trí của lăng Bác rất dễ tìm, sau khi đến, du khách có thể chọn gửi xe ở trong Lăng rồi vào viếng Lăng.
Vào mùa hè (tháng 4 đến tháng 10), thời gian Viếng Lăng từ 7h30 đến 10h30.
Vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), từ 8h đến 11h
Vào các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, thời gian viếng lăng sẽ được thêm 30 phút, tạo điều kiện cho du khách đến viếng.
Lăng Bác không mở cửa vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Hàng năm, lăng Bác thường dành thời gian 4 tháng (thường là sau ngày Quốc khánh) để tu bổ, bảo trì nhưng một số điểm tham quan trong lăng Bác như nhà sàn, ao cá, đường xoài,bảo tàng Hồ Chí Minh vẫn mở cửa đón khách.
Lăng Bác nằm trên nền đất cũ của quảng trường Ba Đình – nơi Người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam vào ngày 2/9/1945. Kiến trúc của Lăng Bác được thiết kế theo 3 lớp với chiều cao 21,6m. Lớp dưới cùng có kết cấu bậc nhiều cấp, lớp giữa là phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên mái lăng được cách điệu hình bông sen nở. Trước mặt chính lăng là dòng chữ Chủ Tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc.
Khi du khách vào viếng lăng sẽ phải đi qua cửa kiểm tra an ninh, kiểm tra đồ đạc và những vật dụng không được mang theo vào lăng như máy ảnh, máy quay phim, đồ ăn, nước uống, đồ vật cồng kềnh… Sau đó, du khách sẽ đi qua hành lang dài để tới khu vực lăng Bác. Bước lên các bậc thang vào trong lăng, bạn sẽ thấy trong lăng rất mát, có thể nói là lạnh bởi nhiệt độ luôn duy trì ở mức thấp. Sau khi đi qua phòng thi hài Bác, du khách sẽ được hướng dẫn ra ngoài.
Nhà sàn – ao cá là tên gọi khác của khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trong khuôn viên phủ Chủ Tịch, đây là nơi ở và làm việc của Người từ năm 1945 đến 1969. Nhà sàn gỗ là nơi bác sống, được xây theo kiểu nhà sàn của người dân tộc, tầng dưới là nơi bác họp, làm việc với bộ bàn ghế gỗ đơn giản. Hiện nay, nhà sàn đã được sửa sang lại để phục vụ cho nhu cầu tham quan của du khách.
Đi thêm vài bước chân là du khách đã đến ao cá rộng hơn ba nghìn mét vuông, cá được thả là những loại cá thường như trắm, mè, rô phi… Du khách đến đây cũng sẽ thấy vườn cây của bác với đủ các loại như ổi, cam, mít… khiến khu vườn mùa hè càng thêm mát mẻ.
Du khách đến nơi đây có thể thấy rõ không gian sống và phong cách giản dị của Người.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được thiết kế bởi nhóm liên hiệp trang trí Mỹ Thuật Maxcova và hội kiến trúc Mỹ thuật Việt Nam. Bảo tàng trưng bày hiện vật (bản viết tay gốc, quần áo cải trang, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày…), hình ảnh về cuộc đời Bác gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam và thế giới từ cuối thế kỉ 19.
Giờ mở cửa: buổi sáng từ 8h – 11h30, buổi chiều từ 13h30 – 16h.
Chùa Một Cột có tên khác là Chùa Mật, Diên Hựu tụ, Liên Hoa đài, là biểu tượng lâu đời có từ thời nhà Lý, xây dựng năm 1049. Sau khi bị thực dân Pháp phá hủy, chùa được phục dựng lại trên nền cũ, giữ nguyên kiến trúc chùa một cột với đài liên hoa có mãi cong đều, họa tiết lưỡng long chầu nguyệt trên đỉnh chùa.
Đây là nơi du khách có thể mua sắm những đồ dùng lư niệm khi đi tham quan lăng như mũ tai bèo, ảnh Bác, áo in hình Bác… Thưởng thức ly nước uống mát lạnh ở khu trung tâm rồi di chuyển ra bãi xe ra ngoài lăng.
Với những chia sẻ trên về Địa chỉ Lăng Bác ở Hà Nội và một số kinh nghiệm khi vào viếng lăng, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có được những hành trang bổ ích nhất.
Tham khảo Tour Du Lịch Hà Nội Trọn Gói Khuyến Mại và liên hệ ngay theo Hotline 0989 552 520 – 0904 708 218
Chúc bạn có kì nghỉ tuyệt vời bên gia đình và bạn bè!